10 bước cần chuẩn bị trước khi kinh doanh nhà hàng

10 bước cần chuẩn bị trước khi kinh doanh nhà hàng

Nhìn vào các hàng quán đông nghẹt khách, nhiều người cho rằng kinh doanh nhà hàng là “một vốn bốn lời”. Tuy nhiên, nhà hàng là một trong những loại hình kinh doanh thử thách và nhiều cạnh tranh nhất. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự tận tâm và có kế hoạch kỹ lưỡng.

Nếu bạn đang có ý định sở hữu nhà hàng riêng cho mình, bạn phải lên kế hoạch chi tiết và viết ra những thứ cần chuẩn bị. Dưới đây là những lưu ý cho những chủ đầu tư chuẩn bị mở nhà hàng.

1. Lựa chọn mô hình nhà hàng

Bước đầu tiên khi kinh doanh nhà hàng là quyết định chọn mô hình. Bạn đang xem xét mở một nhà hàng cao cấp hay nhà hàng tầm trung? Bạn dự định phục vụ những món ăn thuần Việt hay các món Ý, Pháp? Sau khi lựa chọn được mô hình nhà hàng bạn dự định kinh doanh, bạn mới có hướng để tính tiếp đến các bước dự trù ngân sách, thuê địa điểm hay thiết kế không gian.

Xem xét mô hình kinh doanh nhà hàng của bạn là gì để có những chuẩn bị chi tiết

2. Huy động nguồn vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết cần phải có khi mở nhà hàng. Trước hết, bạn cần xác định số vốn đang có và nguồn vốn có thể huy động được? Nếu nguồn vốn cá nhân không đủ khả năng đáp ứng quy mô kinh doanh thì bạn cần kêu gọi thêm người góp vốn hoặc lựa chọn những hình thức vay. Nhưng để thuyết phục các nhà đầu tư, bạn phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết. Kế hoạch kinh doanh nhà hàng phải chi tiết rõ để chủ đầu tư thấy họ sẽ được gì nếu đầu tư hoặc cho bạn vay tiền.

 Xác định nguồn vốn bạn đang có và huy động nguồn vốn cần thiết để đưa nhà hàng vào hoạt động

Không một nhà đầu tư nào muốn chơi trò may rủi hay đầu tư theo cảm tính, vậy nên việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cẩn thận để thuyết phục họ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể huy động vốn mở nhà hàng bằng hình thức vay người thân, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. Khi có đủ nguồn ngân sách, bạn mới có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình được.

3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Sự thay đổi về môi trường văn hóa làm nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn. Do đó ẩm thực cũng phải nâng lên tầm nghệ thuật. Khách hàng mong muốn được thưởng thức nhiều loại ẩm thực đa dạng, phong phú. Nhiều khách hàng muốn thưởng thức những món truyền thống, nhưng nhiều khách muốn trải nghiệm sự mới mẻ độc đáo của phong cách phương Tây.

 Biết khách hàng của mình là ai để biết cách thu hút họ

Nhà hàng của bạn không thể một lúc phục vụ tất cả đối tượng khách hàng. Do đó việc phân loại thị trường theo độ tuổi, thu nhập, sở thích hay nhà hàng theo nhu cầu cá nhân (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…) là điều cần thiết. Căn cứ vào phân khúc khách hàng tiềm năng mà bạn chọn phục vụ, bạn cần tiếp tục tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức kinh doanh nhà hàng phù hợp.

4. Lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh ngành nghề gì cũng cần lên kế hoạch cụ thể để thực thi. Khi bạn lên được kế hoạch chi tiết cho nhà hàng của mình, bạn dễ vạch ra hướng đi và hạn chế rủi ro. Hơn nữa kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết cũng là công cụ để bạn kêu gọi vốn từ các chủ đầu tư. Không có kế hoạch giống như bạn đang đi trong đêm mà không có đèn. Có quá nhiều công việc bạn cần làm, nhiều hạng mục cần giải quyết nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu những gì?

 Lên kế hoạch chi tiết để giảm thiểu rủi ro

Dù là chủ đầu tư có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm hay không, bạn cũng cần lên kế hoạch mở nhà hàng cụ thể trên giấy. Có như thể rủi ro thất bại của bạn mới giảm đi.

5. Lên menu và xác định giá

Yêu cầu cơ bản nhất khi lập menu khách hàng là phải tạo được sự thu hút thị giác với thực khách. Menu nhà hàng nên được thiết ngắn gọn, tập trung các món ăn chính và được bố trí chi tiết. Hơn nữa bạn nên chèn thêm các hình ảnh minh họa phong phú, sinh động nhưng đảm bảo không gây rối mắt người nhìn. Giá tiền cũng là một yếu tố bạn phải cân nhắc cẩn thận. Bạn nên thể hiện một cách khéo léo để thực khách không bị phân tâm vào giá tiền thay vì chú ý vào món ăn.

 Lên menu phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu

Công thức chung để định giá chung cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá nguyên vật liệu thực tạo nên. Giá món ăn bán ra đã bao gồm giá nguyên liệu cấu thành món, nhân công, điện, nước, gas và những thành phần phụ trợ tạo nên món ăn.

6. Tìm địa điểm

Đối với ngành dịch vụ ăn uống như nhà hàng thì chọn địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng. Trước khi chọn địa điểm thuê mặt bằng, hãy cân nhắc cẩn thận các yếu tố như giao thông thuận lợi, khu vực đông người qua lại hay không, số lượng nhà hàng, quán ăn đang có trên khu vực, v..v… Dù concept kinh doanh nhà hàng của bạn độc đáo và có đồ ăn ngon nhưng khách hàng cũng chẳng muốn phải gửi xe ở một nơi khác để đi bộ đến dùng bữa.

Địa điểm kinh doanh nhà hàng cũng phải phù hợp với kinh phí và đối tượng khách hàng mục tiêu

Bên cạnh đó, tuỳ vào số tiền bạn đầu tư và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn địa điểm phù hợp. Nhưng bạn cũng phải hiểu rõ một điều rằng “tiền nào của đó”. Vị trí đẹp ngay trung tâm thành phố lớn thì chi phí sẽ cao. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là “địa lợi” cũng phải hợp với mô hình nhà hàng gì. Bạn cũng cần kiểm tra, xem xét thật kỹ lưỡng mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay số lượng khách hàng tiềm năng ở nơi đây. Họ có nằm trong số khách hàng chiến lược của nhà hàng không?

* Muốn mở quán thì chuẩn bị những gì ?

7. Mua trang thiết bị, hệ thống quản lý

Như những mô hình khác, kinh doanh nhà hàng bạn cũng cần chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết. Bạn có thể tham khảo giá của các loại thiết bị ở nhiều nhà cung cấp để lựa chọn giải pháp tối ưu cho mình. Có nhiều loại thiết bị từ cao cấp đến bình dân trên thị trường mà bạn có thể lựa chọn dựa vào nguồn tài chính và nhu cầu sử dụng.

Chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết để sẵn sang cho việc đi vào hoạt động

Phần không thể thiếu trong kinh doanh nhà hàng đó là hệ thống quản lý. Qua rồi thời điểm bạn tính toán thu chi thủ công trên giấy, để tránh thất thoát kinh doanh, bạn nên sử dụng phần mềm chuyên dùng cho ngành F&B. Một phần mềm có thể xử lý được khâu quản lý nguyên vật liệu nhà hàng sẽ giúp bạn kinh doanh tốt hơn.

* Tìm hiểu hệ thống chuông gọi phục vụ nhà hàng thông minh 

8. Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu

Kinh doanh nhà hàng, bạn nên lựa chọn cho mình những nhà cung cấp nguyên vật liệu cố định để chắc chắn nhà hàng luôn có món ăn để phục vụ khách hàng. Bạn nên liên hệ và tìm nhà cung cấp thực phẩm sạch, uy tín có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo các cách bảo quản nguyên liệu khoa học để tránh hỏng hóc. Luôn tham khảo giá nguyên vật liệu ở thị trường chung để tránh bị nhà cung cấp nâng giá.

Nguồn nguyên liệu phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

9. Thuê và đào tạo nhân viên

Mở nhà hàng, bạn không có đủ “ba đầu sáu tay” để làm tất cả các công việc. Do đó bạn cần lên kế hoạch tuyển dụng, tạo ra bộ nội quy nhân viên nhà hàng và đào tạo nhân viên ở các bộ phận thiết yếu của nhà hàng như bếp trưởng, phụ bếp, phục vụ, nhân viên pha chế,v…v…

Dựa vào quy mô của nhà hàng bạn có thể quyết định tuyển dụng thêm kế toán, quản lý nhà hàng. Nếu mô hình kinh doanh nhà hàng nhỏ và muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự quản lý cửa hàng hiệu quả nhờ phần mềm quản lý nhà hàng. Áp dụng hệ thống chuông gọi nhân viên phục vụ để chuyên nghiệp hơn. !

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên sẵn sàng cho việc mở nhà hàng

10. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Ngoài giấy phép hoạt động kinh doanh, khi mở nhà hàng bạn cần chuẩn bị thêm nhiều thủ tục, chứng chỉ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo tiến độ kinh doanh diễn ra thuận lợi, bạn nên xin giấy phép sớm trước khi khai trương vài tháng. Có đầy đủ giấy tờ liên quan sẽ giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có trong tương lai.

 

Please follow and like us: